Bộ Chính trị đã thống nhất phương án chưa thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1.7 tới theo đề xuất của Chính phủ. Nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua trong tuần này, mức lương chi tiết của y tá sẽ thay đổi thế nào?
Khi là viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập thì căn cứ vào Nghị định 204/2004/NĐ-CP, y tá sẽ được phân theo chức danh gồm: Y tá cao cấp thuộc nhóm ngạch viên chức loại A1; Y tá chính thuộc nhóm ngạch viên chức loại B; Y tá thuộc nhóm ngạch viên chức loại C nhóm 1 (C1).
Theo đó:
– Bảng lương của tá cao cấp sẽ áp dụng theo bảng lương của bác sĩ (hạng III) hoặc bác sĩ y học dự phòng (hạng IIII) theo phần phân tích trên.
– Bảng lương của y tá chính sẽ được áp dụng theo bảng lương của y sĩ (hạng IV) như phần phân tích nêu trên.
– Bảng lương y tá thuộc nhóm ngạch viên chức loại C nhóm 1 (C1) sẽ được áp dụng theo bảng lương sau đây:
Ngoài ra, cần lưu ý về việc sẽ tăng phụ cấp ưu đãi nghề từ 01.01.2023. Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội khóa XV về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023 nêu rõ: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể mức tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho người làm trong ngành y tế mà Bộ Y tế mới đề xuất tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP như sau:
– Tăng mức phụ cấp cho viên chức trực tiếp, thường xuyên làm chuyên môn y tế dự phòng từ 40% lên 100%.
– Bổ sung mức phụ cấp 100% cho viên chức làm tại trạm y tế cấp xã, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh…
Nguồn: Laodong.vn